Ứng dụng quản trị kênh Marketing trên nền tảng số - Marketing Channels

(Xem 0 đánh giá)

|

Đã bán: 1245

Ngành nghề:

Y tế và làm đẹp, Giải trí và truyền thông, Công nghệ thông tin

Chức năng:

Sản xuất

Giá tại:

Số lượng:

Giá tiền:

Liên hệ

Ứng dụng quản trị kênh Marketing trên nền tảng số - Marketing Channels

Dịch vụ mua kèm

XWeb - Nền tảng tạo Website tự động dễ dàng

Liên hệ

Ứng dụng Quản trị Marketing - Nắm bắt cách thức hoạch định chiến lược marketing chuyên nghiệp

10,000,000đ

Tổng tiền:

Liên hệ

Mô tả/ Lợi ích

  • Tích hợp quản lý các kênh marketing đồng bộ
  • Kết hợp đa kênh tạo phễu khách hàng
  • Khai thác tối đa khách hàng trên các nền tảng
  • Tương tác khách hàng hiệu quả và thống nhất trên cùng hệ quản trị

Thông tin chi tiết

Ở thời điểm hiện nay, có hàng trăm hàng nghìn kênh bán hàng khác nhau được xây dựng trên thị trường nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi kênh sẽ có số lượng người dùng khác nhau, như: Facebook có hàng tỷ user, Instagram có hơn 500 triệu người dùng hàng ngày,... Nếu doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào các kênh bán hàng với các chiến dịch tiếp cận tốt, chắc chắn sẽ thu hút được số lượng lớn khách hàng tiềm năng mỗi ngày. Do đó trong thời đại hiện tại hầu hết các doanh nghiệp đều chuyển đổi sử dụng tiếp thị trên đa nền tảng. Việc này cũng đặt ra vấn đề cho doanh nghiệp: Làm thế nào để quản trị tiếp thị đa kênh một cách hiệu quả?


Hiểu về Marketing đa kênh - Chiến lược tiếp thị trong thời đại công nghệ số

Muốn dẫn đầu thị trường, tập trung hoạt động Marketing trên 1 kênh là chưa bao giờ đủ. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, có rất nhiều nền tảng được ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà bán hàng thực hiện các chiến dịch tiếp thị nhằm thu hút khách hàng và có được nguồn khách hàng tiềm năng khổng lồ. Để có được điều này doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược marketing đa kênh.               

Hiểu một cách đơn giản thì Marketing đa kênh chính là một phương pháp kết hợp nhiều kênh tiếp thị lại với nhau từ online cho đến offline, tạo ra nhiều điểm chạm cho khách hàng. Nhờ đó, khách hàng có thể biết đến doanh nghiệp và mua sản phẩm/dịch vụ tại các điểm chạm mà đơn vị tạo ra.

Có 2 loại marketing đa kênh cơ bản:

1. Multichannel Marketing - Đây là một chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều điểm chạm đến khách hàng để có thể tiếp cận, tương tác và thu hút khách hàng. Trong Multichannel, các kênh tiếp thị sẽ hoạt động riêng biệt, không liên quan đến nhau. Mỗi kênh sẽ có chiến lược, mục tiêu và cách hoạt động riêng. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của chiến lược tiếp thị Multichannel. Việc thiếu đi tính đồng nhất giữa các điểm chạm sẽ làm cho trải nghiệm mua hàng của khách hàng không được trọn vẹn. Không những thế, khách hàng cũng không thể nào hiểu rõ được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải trong mỗi chiến lược tiếp thị. Như vậy, sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

2. Omnichannel Marketing - Đây cũng là một chiến lược tiếp thị trên nhiều nền tảng khác nhau, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, tương tác với khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên, khác với Multichannel Marketing, Omnichannel cho phép doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trên đa nền tảng cùng lúc. Đồng thời, xây dựng trải nghiệm đồng nhất tại các kênh, kể cả online và offline. Mục đích của chiến lược Omnichannel Marketing chính là tạo ra trải nghiệm liền mạch, mang tính liên tục cho khách hàng. Qua đó, nâng cao trải nghiệm mua sắm, cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng và mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho người tiêu dùng.


Các xu hướng trong chiến lược tiếp thị đa kênh

Trong thời đại công nghệ hiện nay, một vài xu hướng chính trong xu thế tiếp thị đa kênh:

  • Khách hàng có xu hướng mua sắm cả trực tuyến và ngoại tuyến: Người mua sắm đánh giá cao việc có cả hai lựa chọn, vì vậy việc tích hợp cả hai kênh trực tuyến và ngoại tuyến sẽ đảm bảo bạn có thể tiếp cận các đối tượng có liên quan.
  • Chatbot hỗ trợ AI đang trở nên phổ biến hơn: Những bot thông minh, giống con người này có thể giúp thực hiện các nhiệm vụ đơn giản và phức tạp. Chúng thậm chí còn mô phỏng giọng nói của con người để khách hàng cảm thấy đáng tin hơn khi được hỗ trợ.
  • Nhiều kênh hơn có nghĩa là tương tác nhiều hơn: Nếu nhiều kênh có thể dẫn đến mức độ tương tác cao hơn và nếu mức độ tương tác cao hơn có thể dẫn đến tỷ lệ mua hàng và giữ chân khách hàng cao hơn, thì đã đến lúc bắt đầu xây dựng nhiều kênh hơn trong chiến lược tiếp thị đa kênh của bạn.
  • Sự phát triển của các tương tác trên nhiều thiết bị: Hoàn toàn dễ hiểu rằng khách hàng đang sử dụng nhiều màn hình. Thực tế, họ thậm chí còn sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc trong suốt hành trình mua sắm. Điều quan trọng là phải ghi nhớ điều này khi xây dựng các chiến lược thương mại và tiếp thị lại trực tuyến.
  • Chuỗi cung ứng hiện đại và công nghệ mới cho phép tăng sự kết nối của các gian hàng trực tuyến và trải nghiệm thực tế: Công nghệ mới, đổi mới và tự động hóa có nghĩa là tất cả mọi người và mọi thứ đều được kết nối mạnh mẽ hơn. Tận dụng những cơ hội tương tác liền mạch này là điều quan trọng để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời với thương hiệu, bất kể họ gặp thương hiệu này ở đâu.

Như vậy, tiếp thị đa kênh đóng vai trò quan trọng và xu thế tiếp thị đa kênh kết hợp trên nền tảng số là xu thế tất yếu.

 


Quản trị đa kênh Marketing trên nền tảng số

Với hình thức Marketing đa kênh, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với đa dạng các tệp khách hàng khác nhau. Tuy nhiên để thành công việc có tệp khách hàng chưa dừng lại ở đó. Vấn đề của việc kinh doanh bán hàng là cần chuyển đổi từ dữ liệu sang đối tượng khách hàng tiềm năng trước khi nhấc cuộc gọi lên bán hàng. Không chỉ vậy, sau khi đã xác định rõ được tệp khách hàng của mình, doanh nghiệp cần lên các chiến lược tiếp cận sao cho thu hút được sự chú ý của khách hàng. Đồng thời, sử dụng các công cụ Remarketing để thúc đẩy quyết định mua hàng của khách. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể đạt được hiệu quả kinh doanh nhanh chóng. Từ đó, đẩy mạnh sự gia tăng trong doanh số và có được những thành quả nhất định trong hoạt động kinh doanh.

Thấu hiểu được hoạt động thực tế Marketing cùng nhu cầu quản trị của doanh nghiệp, Ommani xây dựng chức năng Quản trị Marketing đa kênh giúp doanh nghiệp:

  • Quản trị đa kênh Marketing trên cùng 1 nền tảng: Tích hợp đa kênh tiếp thị bán hàng hiện đại nhằm tạo phễu thu nhập thông tin khách hàng và chăm sóc khách hàng như Email, Tổng đài call center, SMS BrandName, Zalo hay các giải pháp Chatbot, Landing Page trên Website của doanh nghiệp.
  • Thu thập dữ liệu tự động từ các kênh tiếp thị hoặc cập nhật, quản lý thông tin khách hàng (Tên, Địa chỉ, Email, Điện thoại, Kênh tiếp thị, Chiến dịch Marketing…),...
  • Lập, theo dõi, đánh giá kết quả các chiến dịch remarketing khách hàng từ dữ liệu thu thập đa kênh nhằm chuyển đổi dữ liệu khách hàng hiệu quả tối ưu.
  • Lập, theo dõi, đánh giá hiệu quả từng chiến dịch, kênh tiếp thị Marketing và thống kê, đánh giá số lượng khách hàng, cơ hội bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng chính thức. Thống kê, phân tích để đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả hơn.

FAQ câu hỏi thường gặp

Quản lý tiếp thị đa kênh trên phần mềm là gì?

Tại sao nên lựa chọn phần mềm để quản trị dữ liệu marketing trước khi bán hàng?

Khách hàng tiêu biểu

ruou mong te
nep lech bao ai
Muong dun
khoai mai phuoc hoi
binh minh
thu cong quyet thang
ruou sieu ban la
huong sao
ha phuong
ca phe chi em
banh chung anh dung
thanh thang
ruou na puc
mat ong tan thai duong
htx nn
buoi hoa hiep
tn
pa thom
tn
na sang
lang dong
an phat
banh nang minh hoa
T Thai
Mướp mai sơn
logo 7
Logo 6
Logo 5
logo 4
Logo 3
Logo 2

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bạn đã xem

0981 009 299
zalo