Chuyển đổi số: Sự chuyển dịch trải nghiệm khách hàng ngành F&B
Trong thời gian giãn cách kéo dài, các ứng dụng đồ ăn online được ưu tiên sử dụng như một giải pháp ăn uống ít tiếp xúc. Các nhà sản xuất, phân phối nguyên vật liệu cũng gặp áp lực từ sự bùng nổ trong nhu cầu thị trường, dẫn tới nhiều bài toán mới phát sinh từ khâu sản xuất, kiểm soát chất lượng đến cung ứng… mà ở đó, chuyển đổi số hay chưa trở thành yếu tố tạo ra sự khác biệt.
Có thể nói chuyển đổi số là xu hướng thời đại và F&B không hề nằm ngoài tầm ảnh hưởng của xu hướng này. Trong khi những đơn vị nhỏ lẻ đang tìm cách "sống sót qua ngày" thì các chuỗi thương hiệu lớn trong mảng nhà hàng ăn uống đang ráo riết không ngừng đi tìm giải pháp thay đổi. Không chỉ dừng ở việc chuyển đổi phương thức giao nhận, doanh nghiệp F&B còn ứng dụng linh hoạt các công nghệ vượt trội nhằm tự động hóa quy trình, giảm chi phí nhân sự, tăng thích thú cho khách hàng… Các đơn vị sản xuất, phân phối thuộc "chuỗi cung ứng ngành F&B" lại càng phải triển khai sớm hơn công cuộc chuyển đổi khi hiệu suất chi phí ngày càng đòi hỏi phải tối ưu hơn trước những diễn biến phức tạp của kinh tế.
Chuyển đổi số đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho trải nghiệm khách hàng ngành F&B. Trước đây, ngành này tập trung chủ yếu vào việc bán hàng, tiếp thị và cải thiện trải nghiệm người dùng trong quá trình phục vụ. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ và làm tăng tốc quá trình chuyển đổi số này. Các doanh nghiệp F&B đã nhanh chóng áp dụng công nghệ, công cụ và nền tảng số để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tăng cường hiệu quả hoạt động. Một số thay đổi có thể kể đến như:
- Ứng dụng đặt hàng và giao hàng trực tuyến: Các nhà hàng và quán ăn nhanh đã sử dụng các ứng dụng đặt hàng trực tuyến như GrabFood, ShopeeFood, hay Baemin... cho phép khách hàng đặt món và giao hàng tận nơi. Điều này giúp khách hàng tiện lợi hơn khi có thể đặt món từ bất kỳ đâu và nhận được đồ ăn tại nhà hoặc văn phòng.
- Thanh toán di động: Công nghệ thanh toán di động như ZaloPay, ShopeePay hay ví điện tử MoMo đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành F&B. Khách hàng có thể thanh toán bằng điện thoại di động một cách nhanh chóng và tiện lợi, không cần mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụng.
- Các công cụ đặt chỗ trực tuyến: Các nhà hàng, quán cà phê và quán bar đã áp dụng các công cụ đặt chỗ trực tuyến như OpenTable, Chope hay TableCheck để cho phép khách hàng đặt chỗ trước. Điều này giúp khách hàng tránh được việc phải xếp hàng chờ đợi và đảm bảo có bàn khi đến nhà hàng.
- Thẻ thành viên và chương trình khách hàng trung thành: Nhiều doanh nghiệp F&B đã phát triển các chương trình thẻ thành viên và khách hàng trung thành. Khách hàng có thể đăng ký thẻ thành viên để nhận được các ưu đãi đặc biệt, điểm thưởng, hoặc giảm giá cho các lần mua hàng tiếp theo. Các ví dụ điển hình bao gồm Starbucks Rewards và McDonald's VIP.
- Tích hợp trải nghiệm trực tuyến và trực tiếp: Một số nhà hàng và quán cà phê đã kết hợp giữa trải nghiệm trực tuyến và trực tiếp bằng cách cung cấp dịch vụ đặt món trước trực tuyến và sau đó cho phép khách hàng đến nhận món trực tiếp tại cửa hàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi và tạo ra trải nghiệm linh hoạt cho khách hàng.
- Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI): Một số doanh nghiệp F&B đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tăng cường trải nghiệm khách hàng. Ví dụ, hệ thống chatbot có thể trả lời câu hỏi của khách hàng, đề xuất món ăn phù hợp dựa trên sở thích cá nhân, hoặc gợi ý các món ăn kèm theo.
Nghiên cứu và thống kê cho thấy rằng việc chuyển đổi số trong ngành thực phẩm và đồ uống không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Các nhà hàng khác đã áp dụng các giải pháp dựa trên dữ liệu để cá nhân hóa menu và dịch vụ của mình, đồng thời cung cấp các giải pháp không tiếp xúc và đặt hàng trước để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại đại dịch.
Các doanh nghiệp F&B có thể tận dụng công nghệ số để tạo ra những trải nghiệm tương tác, cá nhân hóa hơn cho khách hàng. Đồng thời, các công nghệ này giúp doanh nghiệp F&B giảm rủi ro trong vận hành, cải thiện độ an toàn thực phẩm, tăng khả năng truy xuất dữ liệu…, từ đó xây dựng lòng tin và trung thành của khách hàng. Với sự tiến bộ của công nghệ, ngành F&B có thể tiếp tục nâng cao trải nghiệm khách hàng và đạt được sự thành công bền vững trong thời đại số hóa.
Lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp F&B chuyển đổi số là gì?
-
Nhanh chóng cung cấp dữ liệu một cách chi tiết
Không chỉ riêng chuyển đổi số ngành F&B, bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ dễ dàng theo dõi dữ liệu, thông số, lưu trữ và trích xuất chúng dễ dàng. Đây có thể xem là lợi ích sớm và rõ nhất sau khi gia nhập chặng đua số hóa. Ngoài tối ưu quy trình kiểm soát dữ liệu, việc cung cấp chi tiết, nhanh chóng còn giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định kịp thời, và giải pháp hiệu quả.
-
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Bằng cách ghi chép đầy đủ dữ liệu về khách hàng như những sản phẩm được ưa chuộng, sản phẩm bán chạy, lịch sử mua hàng... tổ chức có thể dễ dàng phát triển và giữ vững mối liên kết với khách hàng. Điều này giúp khách hàng cảm nhận sự quan tâm, trải nhiệm cá nhân hoá từ phía tổ chức, qua đó tăng cường sự yêu mến và lòng tin vào thương hiệu.
Dựa vào dữ liệu đã được thu thập, người lãnh đạo có thể phân tích và xác định những điểm cần cải thiện, đồng thời mở rộng các dịch vụ mới để nâng cao mức độ thoả mãn của khách hàng. Như vậy, thương hiệu sẽ dần trở nên được ưu tiên và tạo ra một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
-
Đổi mới sản phẩm và dịch vụ
Chuyển đổi số trong ngành F&B không chỉ làm thay đổi phương pháp làm việc hiện tại, mà còn tạo tiền đề cho việc cải thiện và phát triển các sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả. Cùng với việc phân tích dữ liệu khách hàng, các nhà lãnh đạo cũng có thể quan sát xu hướng thị trường và áp dụng các công nghệ số sáng giá để nâng cấp sản phẩm của mình một cách linh hoạt. Các kênh mua sắm trực tuyến và chương trình voucher với mã QR là ví dụ điển hình của sự đổi mới trong ngành F&B theo hướng số hóa.
4 giải pháp chuyển đổi số ngành F&B
1. Thay đổi phương thức bán hàng
Từ cách cầm cự để sống sót trong đại dịch đến bước đi tất yếu trong thời đại số, phương thức bán hàng online hiện là giải pháp dễ thực hiện nhất cho hầu hết các doanh nghiệp. Dù SMEs hay thương hiệu lớn, đặt – giao đồ ăn/uống online đều phù hợp. Không chỉ không làm giảm giá trị doanh nghiệp, mà còn giúp tiếp cận tối đa lượng khách hàng tiềm năng, nhanh chóng mở rộng thị phần. Doanh nghiệp F&B chuyển đổi số nếu đủ điều kiện kinh tế, có thể tự xây dựng cho mình một ứng dụng đặt – giao riêng như The Coee House. Cách này dù tốn thời gian và chi phí, nhưng đảm bảo được tính độc quyền, và tạo trải nghiệm khác biệt cho khách hàng thân thiết. Lúc này nhiều hệ thống số sẽ cần được tích hợp để kiểm soát, tối ưu thời gian giao nhận, lộ trình giao nhận, cách thức xử lý đơn, đấu nối chéo giữa các chi nhánh và bộ phận…
Thời đại 4.0 càng phát triển, con người phụ thuộc internet ngày càng nhiều. Việc tìm kiếm nhà hàng, quán cafe… trên online cũng tăng theo. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng số, tiếp cận khách hàng tiềm năng với một quy mô rộng khắp hơn. Fanpage, landing page, website, app… là những nơi doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin đến khách hàng, tung khuyến mãi, kết nối và hỗ trợ người tiêu dùng.
Giải pháp công nghệ phổ biến:
Nền tảng tạo Website tự động với kho giao diện có sẵn theo từng ngành, dễ dàng sử dụng, phù hợp về mặt bố cục và chức năng cho từng ngành giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán thúc đẩy kinh doanh, xây dựng thương hiệu trên nền tảng số.
Tính năng nổi bật:
1. Tạo giao diện theo mẫu
2. Quản lý sản phẩm
3. Quản lý đơn hàng
4. Marketing và SEO
5. Tích hợp POS
Quản lý đơn hàng và giao hàng - ISS 365 Kiểm soát hoạt động sản xuất/cung ứng dịch vụ, Đảm bảo uy tín và hài lòng cho khách hàng Một công cụ hiệu quả cho phép theo dõi tình trạng đơn hàng và xử lý tất cả các công đoạn để hoàn tất đơn hàng bao gồm những công việc như: Nhận thông tin từ đơn vị kinh doanh để phân bổ đơn vị thực hiện, Kiểm soát tiến độ sản xuất, Quản lý tiến độ giao hàng, Tổng hợp những yêu cầu sự cố phát sinh đến đơn hàng để phối hợp các bên xử lý...
Tính năng nổi bật:
1.Tổng hợp đơn hàng
2. Quản lý tiến độ Nguyên vật liệu
3. Tài liệu kỹ thuật
4. Quản lý giao hàng
5. Thống kê báo cáo
2. Sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ hoạt động kinh doanh
Việc tích hợp thiết bị điện tử và công nghệ vào hoạt động hàng ngày là bước cơ bản và cần thiết trong việc số hóa ngành F&B. Điển hình cho sự thay đổi này là sự xuất hiện của các máy POS bán hàng. Thời đại của việc sử dụng giấy bút hoặc nhớ đơn hàng đã qua, khi máy POS đảm nhiệm việc lưu đơn và thanh toán một cách thuận tiện và nhanh chóng. Với khoản đầu tư không lớn, những thiết bị này hỗ trợ quản lý hiệu quả, đồng thời tạo nên sự chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp ghi điểm trong mắt khách hàng.
Giải pháp công nghệ phổ biến:
Phần mềm quản lý tại điểm bán hàng hiệu quả, tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc khách hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm.
Tính năng nổi bật:
1. Giao diện Thanh toán
2. Quản lý khách hàng & Chương trình khuyến mãi
3. Đơn hàng & Vận chuyển
4. Quản lý Tồn kho
5. Báo cáo và phân tích
3. Sử dụng thanh toán ví điện tử
Đi kèm với giao hàng và máy pos là hình thức thanh toán bằng ví điện tử Momo, Zalopay… Sau đợt dịch, thói quen dùng tiền mặt của người Việt đang dần thay đổi. Hiện nay, các ví điện tử không chỉ là giải pháp không tiếp xúc, mà còn là cứu cánh những lúc thiếu tiền mặt, nhờ người nhận thay…
Các doanh nghiệp F&B cũng không còn sợ bùng đơn hay thất thoát khi thông tin đã được cập nhật ngay lập tức lên hệ thống khi khách hàng quét mã/chuyển tiền.
Giải pháp công nghệ phổ biến:
Một ứng dụng được thiết kế đặc biệt để giúp tổ chức quản lý và tổ chức các hoạt động mua hàng một cách hiệu quả và tăng cường hiệu suất.
Tính năng nổi bật:
1. Tạo và quản lý đơn đặt hàng
2. Hồ sơ về nhập kho, xuất kho
3. Tính toán và quản lý chi phí
4. Quản lý các kho và các sản phẩm trong kho
5. Báo cáo dữ liệu xuất, nhập, tồn
Nền tảng quản trị dữ liệu khách hàng tập trung. Quản lý tất cả các đội kinh doanh tại tất cả địa điểm trên cùng 1 nền tảng thống nhất. Theo dõi hành trình bán hàng, thống kê doanh số, theo dõi công nợ, KPI từng nhân viên... sẵn sàng kết nối liên phòng ban đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất vận hành liên tục và sự hài lòng của khách hàng.
Tính năng nổi bật:
1. Quản trị mối quan hệ khách hàng, Bám sát hành trình kinh doanh
2. Thống kê, phân tích chỉ số kinh doanh theo thời gian thực
3. Xây dựng KPI và theo dõi chỉ số hiệu quả phòng Sales
4. Quản lý hợp đồng, công nợ, hoa hồng nhân viên
5. Lập kế hoạch kinh doanh chuyển đổi khách hàng với bộ lọc khách hàng thông minh
4. Gia tăng trải nhiệm và kích thích nhu cầu mua sắm
Quản trị dữ liệu khách hàng từ lâu đã được nhiều doanh nghiệp F&B tích hợp vào hệ thống vận hành. Tuy nhiên nhiều đơn vị vẫn chưa khai thác được nguồn dữ liệu vốn có trong tay. Nhiều nhà hàng, quán ăn phát triển các chương trình thẻ thành viên, thẻ tích điểm, thẻ vip nhưng không khai thác được mỏ thông tin quý báu này.
Giải pháp công nghệ phổ biến:
Ứng dụng khuyến mãi (Voucher) là một công cụ đặc biệt được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Với khả năng tự động hiển thị các chương trình khuyến mãi thông qua voucher, ứng dụng này chính là chìa khóa mở cánh cửa cho một loạt các ưu đãi hấp dẫn. Một trong những ưu điểm nổi bật của ứng dụng này là khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Tính năng nổi bật:
1. Tích hợp thông minh
2. Tối ưu nội dung
3. Tự động hiển thị
4. Đa dạng vị trí hiển thị
Ứng dụng Vòng quay may mắn (Mini game) là giải pháp hỗ trợ tạo lập - thiết kế - quản lý vận hành minigame vòng quay may mắn, triển khai trên các nền tảng Online như Facebook Messenger/ Website/Landing Page/App di động.
Tính năng nổi bật:
1. Tổ chức Minigame tự động và quản lý dữ liệu
2. Công cụ thúc đẩy bán hàng và tăng tương tác
3. Chương trình tri ân khách hàng
--------------------------------------------------------
Khám phá thêm nhiều phần mềm thông minh tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0981 009 299 để được hỗ trợ nhanh chóng!