Chuyển đổi số ngành tài chính giúp tiết kiệm chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp

Sau 3 năm triển khai các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Bộ Chính trị, Chính phủ về chuyển đổi số, có thể nói chuyển đổi số đã tạo ra sự thay đổi về tư duy, nhận thức, phương thức xử lý công việc và quản lý, chỉ đạo, điều hành của hầu hết các đơn vị trong ngành tài chính. Đến nay phần lớn các hoạt động chỉ đạo, điều hành tại Bộ Tài chính đã được thực hiện trên môi trường số.

Là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và đều là các lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, với từng lĩnh vực cụ thể như thuế, hải quan, quản lý ngân sách, kho bạc…, Bộ Tài chính đã và đang dần hình thành các kho Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và xây dựng các hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin tác nghiệp phục vụ cho chỉ đạo, điều hành.

Hiện nay, hầu hết mọi lĩnh vực trong ngành tài chính về cơ bản đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh chuyển đổi số. Việc chỉ đạo điều hành trên môi trường số đã có sự chuyển biến rõ rệt qua từng giai đoạn. Một mặt xuất phát từ sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Chính phủ, một mặt xuất phát từ việc chủ động đổi mới tư duy, nhận thức của các cấp lãnh đạo ngành tài chính. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi nêu trên, việc triển khai chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt là về nguồn nhân lực và kinh phí triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số.
 

Trong quản lý thuế, Bộ Tài chính đã xây dựng phần mềm tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử và triển khai trên toàn quốc từ ngày 21/4/2022. Đến nay, 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Tính đến ngày 17/11/2023, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý là hơn 5,79 tỷ hóa đơn; trong đó có hơn 1,66 tỷ hóa đơn có mã, 4,12 tỷ hóa đơn không mã. Về triển khai hóa đơn từ máy tính tiền, tính đến tháng 11/2023 có 36.391 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công với số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 62,17 triệu hóa đơn. Tổng số tiền thuế 3.740 tỷ đồng, tổng doanh thu 88.636 tỷ đồng.

Cơ quan hải quan đã tiếp tục triển khai hiệu quả Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi, góp phần đơn giản hóa thủ tục hải quan và giảm tiếp xúc giữa doanh nghiệp và cán bộ hải quan, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đến nay, đã có trên 99% thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử thông qua Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và các hệ thống công nghệ thông tin vệ tinh; phối hợp với 13 Bộ, ngành để thực hiện 250 thủ tục hành chính về quản lý, kiểm tra chuyên ngành với trên 6,67 triệu bộ hồ sơ của hơn 64,7 nghìn doanh nghiệp đã được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia...

Trong quản lý ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã triển khai thành công Kho dữ liệu ngân sách nhà nước với mục tiêu chuẩn hóa dữ liệu, tổng hợp dữ liệu, tạo lập mô hình, phương thức khai thác báo cáo dữ liệu và phân tích dữ liệu đáp ứng yêu cầu về thông tin ngân sách nhà nước phục vụ quản lý, điều hành của Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp, cung cấp các chỉ tiêu quan trọng như tổng thu cân đối ngân sách nhà nước/dự toán được giao, cơ cấu theo các khoản thu (nội địa, dầu thô, viện trợ, xuất nhập khẩu), thu ngân sách theo Trung ương, địa phương... Theo đó giúp lãnh đạo Bộ theo dõi, kịp thời ban hành, điều chỉnh các chính sách để đảm bảo tăng thu ngân sách nhà nước, đạt kế hoạch được giao trong năm, quản lý tài khóa hiệu quả.

Trong lĩnh vực kho bạc, Bộ Tài chính đã triển khai thành công Chương trình Quản lý, kiểm soát chi đầu tư qua Kho bạc Nhà nước (ĐTKB-GD), giúp các đơn vị kiểm soát chi đầu tư một cách chặt chẽ, dữ liệu được chuẩn hóa, quản lý thống nhất trên một ứng dụng duy nhất là ĐTKB-GD. Hệ thống được kết nối, liên thông với các hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống quản lý ngân sách và Kho bạc - TABMIS,... và được đồng bộ sang hệ thống Tổng hợp báo cáo chi đầu tư, giúp công tác tổng hợp báo cáo chi đầu tư một cách chính xác, kịp thời với độ trễ tổng hợp báo cáo được rút ngắn từ hàng tuần trước đây xuống còn hàng ngày. Điều này giúp lãnh đạo Bộ Tài chính đưa ra các quyết định chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch chi ngân sách nhà nước đảm bảo tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều chương trình, hệ thống ứng dụng phục vụ chỉ đạo, điều hành nội bộ như đưa chương trình quản lý văn bản điều hành vào vận hành và luân chuyển văn bản điện tử trong ngành tài chính, thực hiện ký số từ cấp Lãnh đạo đến cấp chuyên viên; thử nghiệm (UAT) thành công hệ thống Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính; trong đó có hợp phần Báo cáo định kỳ được xây dựng theo quy định tại Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước.

Dự kiến đến cuối năm 2024, đầu năm 2025, Bộ Tài chính sẽ triển khai vận hành chính chức Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính trên nền tảng hợp phần đã thử nghiệm với hơn 44 chế độ báo cáo thuộc đầy đủ các lĩnh vực trọng yếu của ngành tài chính như ngân sách nhà nước, quản lý giá, đầu tư công, quản lý hải quan ...

Năm 2024, để việc chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều hành được toàn diện, Bộ Tài chính đặt mục tiêu chuyển đổi số trên 3 phương diện gồm con người, thể chế và công nghệ.

Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ mục tiêu:"Đến năm 2030 hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin". Từ nay đến hết năm 2025, Bộ Tài chính sẽ tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu đào tạo, tập huấn, tuyên truyền chính sách về chuyển đổi số cho 100% cán bộ ngành Tài chính để nâng cao nhận thức, nắm rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu số.

Bộ Tài chính sẽ tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đối với các lĩnh vực quản lý nhằm tiến tới mục tiêu mọi hoạt động nghiệp vụ được thực hiện trên môi trường số.

Đồng thời, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan, tổ chức có liên quan; tập trung triển khai các nền tảng số chuyên ngành do Bộ Tài chính quản lý gồm thuế điện tử, hóa đơn điện tử, cửa khẩu số, cảng biển số …

Từ đó phấn đấu hình thành hệ sinh thái tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin.

Hoà vào dòng chảy chuyển đổi số ngành tài chính trên cả nước, hệ sinh thái giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện Ommani đã xây dựng và phát triển những ứng dụng công nghệ thông minh, thực tiễn cho ngành tài chính.

1. Phần mềm Quản trị tài chính 

Phần mềm quản lý tài chính được thiết kế để hỗ trợ quản lý và theo dõi tình hình tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp, cung cấp các tính năng như theo dõi thu chi, quản lý ngân sách, nguồn tiền của tổ chức, tạo báo cáo tài chính và giúp người dùng hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của mình, từ đó lập kế hoạch tài chính và đưa ra quyết định kịp thời, chính xác về thu/chi, đầu tư tài chính. 

  • Tăng cường kiểm soát tài chính: Theo dõi chi tiêu, thu nhập và tình hình tài chính tổng thể, tăng cường kiểm soát và giúp người dùng hiểu rõ hơn về cách họ sử dụng tiền.
  • Quản lý ngân sách: Xác định mục tiêu tài chính, theo dõi tiến độ và điều chỉnh ngân sách nhanh chóng khi cần thiết.
  • Tối ưu hóa đầu tư: cung cấp công cụ để theo dõi hiệu suất đầu tư, đánh giá rủi ro và quản lý danh mục đầu tư một cách hiệu quả.
  • Tiết kiệm thời gian: Tự động hóa nhiều nhiệm vụ, giảm công việc thủ công như nhập liệu dữ liệu từ các nguồn khác nhau, tạo báo cáo tự động và cung cấp thông báo nhắc nhở. 
  • Phân loại giao dịch: Một cách tự động để tạo ra sự rõ ràng và dễ theo dõi trong quá trình quản lý tài chính.
  • Báo cáo và phân tích: Cung cấp báo cáo và biểu đồ tài chính giúp người dùng có cái nhìn tổng quan và chi tiết về tình hình tài chính, từ đó hỗ trợ quyết định tài chính chiến lược hơn.
  • Nâng cao bảo mật: Có các biện pháp bảo mật cao để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân và tài chính.
  • Nhắc nhở thanh toán: Cung cấp tính năng nhắc nhở để giúp người dùng không quên thanh toán các hóa đơn đúng hạn.
  • Kế hoạch tài chính hợp lý: Thiết lập và duy trì kế hoạch tài chính hợp lý, giúp họ đạt được mục tiêu tài chính dài hạn.

2. Phần mềm quản lý KPI - Giải pháp tối ưu cho quản lý đo lường, đánh giá hiệu quả công việc

Các doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm ISS-365 đánh giá phần mềm hoàn toàn phù hợp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý và đánh giá KPI. Ngoài ra, phần mềm quản lý KPI của ISS-365 có thể đồng bộ dữ liệu với các phần mềm khác trong nền tảng ISS-365 như phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý dự án, phần mềm tính lương,… giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự toàn diện.

  • Đo lường hiệu suất cụ thể: khi sử dụng phần mềm quản lý đánh giá KPI, quản lý có thể dễ dàng xuất dữ liệu dưới dạng file excel các kết quả thực hiện KPI của nhân viên. 
  • Tạo sự minh bạch: Khi mọi người biết rõ về các chỉ số hiệu suất và mục tiêu. Họ sẽ dễ dàng hiểu rõ hơn về sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Điều này tạo sự tập trung và đồng thuận trong tổ chức. Phần mềm quản lý KPI giúp tổ chức chia sẻ thông tin hiệu suất với tất cả nhân viên và các bên liên quan. Thông qua bảng điều khiển và báo cáo, mọi người có thể dễ dàng truy cập thông tin về mục tiêu, KPIs, và hiệu suất hiện tại.
  • Hỗ trợ ra quyết định: Phần mềm chia nhỏ dữ liệu thành các chỉ số hiệu suất cụ thể. Từ đó giúp người quản lý đánh giá hiệu suất của từng bộ phận hoặc cá nhân. Điều này làm cho quá trình đánh giá hiệu suất trở nên chi tiết hơn. So sánh dữ liệu hiệu suất hiện tại với dữ liệu trong quá khứ hoặc với mục tiêu đề ra. Việc rõ ràng như vậy giúp người quản lý xác định sự tiến bộ hoặc trễ đối với mục tiêu.
  • Theo dõi tiến độ và điều chỉnh: Phần mềm quản lý KPI cho phép người quản lý đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và KPIs. Dựa trên dữ liệu, họ có thể xác định liệu mục tiêu đang tiến triển tốt hay cần điều chỉnh để đảm bảo rằng chúng được đáp ứng. Hệ thống quản lý phần mềm KPI còn tự động thông báo đến người dùng. Các thông báo được liên tục cập nhập để tránh tình trạng bị lãng quên, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất làm việc.

3. Phần mềm Quản lý dự án

Phần mềm quản lý dự án là một nền tảng được thiết kế để hỗ trợ quản lý, theo dõi và điều phối các hoạt động trong quá trình thực hiện dự án; cung cấp các công cụ và tính năng giúp nhóm dự án hoặc tổ chức quản lý dự án một cách hiệu quả. 

Phần mềm bao gồm tập hợp tất cả nhiệm vụ, đội ngũ nhân sự và công cụ của tổ chức lại với nhau, giữ mọi thứ ở cùng một nơi, hoạt động khi nhân sự ở bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối được với internet.

  • Tạo tài khoản cho khách hàng theo dõi tiến độ dự án, tham gia vào các khâu của dự án theo phân quyền như trao đổi, tải file dữ liệu, duyệt kết quả 
  • Xây dựng dựa trên quy trình, nghiệp vụ và dữ liệu của doanh nghiệp nhằm cùng cấp hệ quản trị phù hợp với hoạt động thực tế 
  • Liên kết, tự động hóa dữ liệu liên phòng ban nhằm phối hợp và tận dụng được nguồn lực của tất cả các phòng ban, cấu trúc quản trị mới 
  • Quản lý dữ liệu, công việc và xử lý trong thời gian thực (real time)
  • Giao diện báo cáo trực quan theo Kanban, Checklist, Calendar... 
  • Hệ thống cảnh báo nhắc việc tự động 
  • Kết hợp thống kê chi phí, dòng tiền, theo dõi công nợ và tính toán lỗ lãi dự án
  • Tính toán hiệu suất nhân sự thực hiện và sắp xếp thực hiện theo năng lực con người 

4. Phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng CRM

Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM ISS365 quản trị quy trình kinh doanh, hành trình bán hàng, mối quan hệ khách hàng và toàn bộ thông tin dữ liệu báo cáo kinh doanh liên quan đến việc bán hàng. Với CRM, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tra cứu khách hàng, thu thập chỉ số, thông tin theo thời gian thực để nhanh chóng đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.

Đặc biệt CRM ISS365 phát triển thêm chức năng Kho dữ liệu giúp doanh nghiệp có thể lưu trữ tổng hợp thành trung tâm kho dữ liệu khách hàng, phục vụ mục đích nghiên cứu phát triển và ứng biến linh hoạt mô hình kinh doanh, phân chia dữ liệu tự động.

  • Dễ dàng quản lý dữ liệu kinh doanh
  • Tiết kiệm nguồn lực bằng cách tự động các quy trình thủ công
  • Tăng cường giao tiếp với khách hàng và làm việc nội bộ 
  • Phân tích dữ liệu và tạo báo cáo để đánh giá hiệu suất
  • Đơn giản hóa Tạo và Tìm kiếm Khách hàng tiềm năng

Tìm hiểu thêm về các phần mềm công nghệ thông minh để thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính tại đây.

0981 009 299
zalo